Chất khoáng là 1 nhóm các chất không sinh năng lượng nhưng giữ nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong cơ thể, là những nguyên tố cần được cung cấp cho các hoạt động bình thường của cơ thể, là chất xúc tác trong các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể, điều hòa hệ tim mạch và tuần hoàn máu, hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.
Cơ thể có thể tự tổng hợp khoáng chất hoặc được bổ sung qua đường tiêu hóa.
Nếu không cung cấp đủ lượng khoáng chất sẽ dẫn tới nhiều căn bệnh như: suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, huyết áp không ổn định, đau xương và còi xương, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu và dễ mắc chứng trầm cảm hay lo âu.
Các khoáng chất phổ biến
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại Hoa Kỳ, trong cơ thể chúng ta có khoảng 60 khoáng chất khác nhau và chiếm khoảng 4% cơ thể, trong đó có khoảng 20 khoáng chất quan trọng.
1. Canxi
Trong cơ thể chúng ta, Canxi là chất phổ biến nhất. Xương chứa 99% lượng Canxi trong cơ thể trong khi đó máu chỉ chứa 1%. Canxi giúp điều hòa hoạt động co rút cơ, giúp dây thần kinh hoạt động và điều hòa hoạt động trao đổi ion giữa các màng tế bào. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết hóc môn, enzymes hệ tiêu hóa và truyền phát tín hiệu từ não bộ.
Một nghiên cứu thông qua điều tra dân số gần đây cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh gãy xương ở các khu vực có thói quen ăn uống giàu Canxi thấp hơn nhiều so với các khu vực chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi. Ví dụ, phụ nữ Phần Lan hàng ngày cung cấp vào cơ thể lượng Canxi cao nhất (1300mg/ngày) ít mắc bệnh gãy xương nhất thế giới. Trong đó phụ nữ Nhật cung cấp chỉ 400mg/ngày và tỉ lệ người mắc bệnh gãy xương cao nhất.
Ngoài ra, đối với trẻ em, thiếu Canxi dẫn tới việc thiếu hụt các cấu trúc xương khiến trẻ yếu ớt chậm lớn, chậm biết đi và có xu hướng mất cân bằng trong phát triển thể chất và trí tuệ.
– Cơ thể cần cung cấp khoảng 800 mg canxi mỗi ngày để xương và răng chắc khỏe. Khoảng 20 tuổi, xương có thể hấp thụ và dự trữ lượng canxi cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể và duy trì các chức năng khác.
– Canxi đặc biệt có nhiều trong các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, đậu phụ.
2. Sắt
– Giúp các cơ săn chắc tự nhiên và duy trì máu khỏe mạnh chỉ với khoảng 10 mg sắt mỗi ngày.
– Nguồn thực phẩm tự nhiên mà bạn có thể bổ sung sắt là con trai chứa hàm lượng sắt cao nhất, tiếp đến là hàu. Đối với những người ăn chay thì ngũ cốc, hạt bí đỏ, các loại đậu và rau bina là nguồn sắt dồi dào nhất.
3. Kẽm
– Lợi ích của kẽm là giúp tăng cường khả năng phòng chống lại bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra còn hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế thì bạn cần bổ sung 15 mg kẽm mỗi ngày.
– Các loại hải sản như con hàu, sò hến là những thực phẩm giàu kẽm, cùng với rau bina, hạt điều, đậu và tiếp đó là sôcôla đen, mầm lúa mạch.
4. Crôm
– Crôm là nguyên tố thiết yếu có tác dụng tăng cường chức năng ổn định lượng đường trong máu và quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất đạm và chất béo đảm bảo mọi tế bào trong cơ thể nhận đủ năng lượng khi cần.
– Dựa trên lượng cung cấp từ chế độ dinh dưỡng ở các quốc gia như Đức, Áo và Thụy Sĩ, hàng ngày cơ thể cần khoảng 30 đến 50 mcg là phù hợp. Crôm có trong nhiều loại thực phẩm như trai, sò, quả hạch, chà là, ngũ cốc nguyên cám và rau tươi.
5. Ma Giê
MaGiê là khoáng chất thiết yếu trong một số chu trình sinh học ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa màng và Ti thể. Ngoài ra, Ma Giê còn giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và ổn định các phân tử AND và hình thành cấu trúc xương.
Không đủ Magiê trong cơ thể sinh ra các chứng co thắt cơ, và nó liên quan đến các chứng bệnh tim mạch (cardiovascular), đái đường, huyết áp cao và loãng xương. Tỉ lệ người bị bệnh tim mạch đã được chứng minh có liên quan nhân quả đến việc sử dụng nước có hàm lượng khoáng thấp (nước mềm) để ăn uống. Ở Hoa Kỳ, tỉ lệ tử vong do tim mạch và đột tử ở khu vực dân cư sử dụng nước mềm cao gấp từ 10% đến 30% so với khu vực sử dụng nước còn nguyên khoáng.
– Ước tính hàng ngày cơ thể cần một lượng Ma Giê từ 220 mg đến 410 mg. Các thực phẩm dạng hạt, rau xanh, ngũ cốc và hải sản có hàm lượng Magie cao. Tuy nhiên, khi đun nấu các thực phẩm này có nguy cơ giải phóng Ma Giê. Trong khi đó nấu ăn bằng nước còn nguyên khoáng sẽ ngăn chặn được quá trình giải phóng. Hơn nữa, về đặc tính hấp thu, Ma Giê có sẵn trong nước tự nhiên cơ thể dễ dàng hấp thu hơn so với Ma Giê có trong thực phẩm.
Hàng ngày Ma Giê có trong nước cung cấp một lượng khoảng 20% đến 40% cơ thể cần. Ví dụ 1 lít nước với hàm lượng Ma Giê 100mg/ lít đáp ứng 29% nhu cầu (350mg/ngày). Tuy nhiên, 1 lít nước có hàm lượng Magie thấp (dưới 10 mg/lít) chỉ đáp ứng được dưới 3% nhu cầu của cơ thể.
6. Photpho
– Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể, cùng với canxi hỗ trợ cho sự phát triển cấu tạo xương, răng, tham gia cấu tạo tế bào mà đặc biệt là màng tế bào, ngoài ra giúp hỗ trợ và duy trì tiêu hóa, tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, mắt, cơ bắp và não bộ.
– Photpho có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt cá, cám, ngô bắp…Và bạn cần khoảng 800 mg photpho mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
7. Chất Iốt
– I-ốt có trong muối i-ốt, hải sản và rong biển. Cơ thể cần khoảng 15 mcg mỗi ngày
– I-ốt có chức năng chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hóc môn của tuyến giáp ở cổ. Nếu cơ thể thiếu I-ốt có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp).
Như vậy có thể thấy khoáng chất là những phần tử vô cùng cần thiết cho các chức năng của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Hãy bổ sung khoáng chất bằng những thực phẩm hằng ngày bạn nhé!